HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHỮNG CHỈ SỐ “ KHÓ DẠY ” & TƯ VẤN CHO BỐ MẸ TRẺ - Mầm non Hoa Trà My

Mầm Non Minh Thư chào mừng năm học mới !
Thư viện hình ảnh
noel 2017 2018 Tổng kết năm học 2016_2017 Tổng kế năm Học  2014-2015 Tổng kế năm Học Mầm non Minh Thư 2014-2015 Ông già noel phát quà cho các em trường mầm non Minh Thư Mầm non hoa trà my Đêm hộ trăng rằm Khai giảng 2012 - 2013 Khai Giảng Năm Học 2011-2012
Video
  • slider_0
  • slider_1
  • slider_2
  • slider_3
  • slider_4
  • slider_5
  • slider_6
  • slider_7
  • slider_8
  • slider_9
  • slider_10
  • slider_11
  • slider_12
  • slider_13
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHỮNG CHỈ SỐ “ KHÓ DẠY ” & TƯ VẤN CHO BỐ MẸ TRẺ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHỮNG CHỈ SỐ “ KHÓ DẠY ”

& TƯ VẤN CHO BỐ MẸ TRẺ

 

 

Có hai lĩnh vực phát triển chứa nhiều chỉ số “khó dạy” vì nội dung mang tính GD (theo nghĩa hẹp) nhiều hơn là dạy học. Đó là:

          1.Lĩnh vực phát triển thể chất (GD thói quen vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng và tự đảm bảo sự an toàn)

          2.Lĩnh vựcphát triển tình cảm và quan hệ xã hội. 

 

I. Lĩnh vực PT thể chất

  1. 1.           Tô màu kín, không chồm ra ngoài đường viền hình vẽ:

-   Mục tiêu PT: Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ.

- Bạn cần chẽ nhỏ những mục tiêu: Từng bước nâng “chất lượng” tô màu của bé:

a/ Giữ bút tương đối ổn định: không ấn quá mạnh, không lướt quá nhẹ thành nét rất mờ.

b/ Tô màu lâu hơn, cố gắng tô hết hình (không bỏ dở chừng)

c/ Tô mịn hơn (thay vì di bút loằn ngoằn)

d/ Tô không chồm ra khỏi hình

e/ Chọn màu theo sở thích hoặc chọn “đúng màu” (trái cây, đồ chơi)...

 

  1. 2.           Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.

- Các bước tập:

1.Đứng co một chân lâu.

2.Một chân thẳng, một chân co nâng cao ngang đầu gối.

3.Hai mắt nhìn thẳng, hai tay chống hông, cò liên tục vài bước.

4.Cò đúng tư thế liên tục 5 bước rồi đổi chân.

 

  1. 3.           Đánh răng: 3 phút

- Tập cầm bàn chải răng đúng cách.

- Tập bóp ống & bôi thuốc lên mặt bàn chải.

- Đánh răng đúng cách trong khoảng 3 phút để răng được chắc khoẻ và trắng sáng hơn:

          a/ Đánh răng khô trong khoảng 30 giây đầu

          b/ Ngậm nước.

          c/ Thường xuyên đổi tay cầm bàn chải để bàn chải có thể chạm tới tất cả các vị trí trong hàm răng.

 

  1. 4.           Rửa mặt vài phút

- Trải qua các bước:

a/ làm ẩm da mặt: khoát nước lên da

b/ làm sạch: kỳ cọ

c/ mát xa mặt

d/ rửa sạch.

 

  1. 5.           Đại tiện: Trên dưới 10 phút

- Mỗi lần đi đại tiện đường ruột đều chịu một áp lực tương đối lớn do vậy những thói quen đi đại tiện không tốt như vừa đi vừa xem truyện tranh, báo ảnh...làm thời gian đi đại tiện kéo dài dễ bị tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.

- Bạn hãy tư vấn bố mẹ nhắc nhở bé không ngồi đại tiện lâu hơn 10 phút.

 

  1. 6.           Rửa tay: ít nhất 1 phút

- Rửa tay bằng xà bông

- Nên rửa tay dưới vòi nước chảy 

- Rửa ít nhất trong một phút, trong đó thời gian rửa tay sau khi xoa xà bông không được ít hơn 30 giây

- Chú ý rửa sạch phía trong móng tay, các kẽ móng, các kẽ tay, đốt ngón tay và đặc biệt là các ngón tay có đeo nhẫn vì đây là nơi vi khuẩn thường hay ẩn náu.

- Khi mở vòi nước trước khi rửa tay van vòi nước cũng đã bị nhiễm vi khuẩn, do vậy khi rửa xà bông nên rửa cả van vòi nước và dùng hai tay vốc nước rửa sạch van vòi trước khi tắt vòi nước.

  1. 7.           Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày

- Tư vấn phụ huynh:

a/ Dọn nhiều món lên bàn ăn mỗi ngày (tùy tình trạng kinh tế), khuyến khích trẻ ăn thử mỗi thứ và hỏi trẻ “món gì thế?”

b/ Cho phép trẻ được chối từ món không thích ăn, hoặc được phép ăn ít nếu thử món không thấy hợp, vẫn hỏi trẻ “món gì?”.

c/ Giới thiệu tên gọi món ăn và khuyến khích trẻ lặp lại

d/ Hỏi trước khi đi chợ: “Con thích ăn món gì hôm nay?”

e/ Đố trẻ tên gọi món ăn mới - khi đi ăn ngoài hay khi nấu món lạ cho gia đình.

- Ở trường:

a/ Hỏi tên gọi món ăn quen thuộc hoặc giới thiệu tên món mới trong giờ ăn.

b/ Cùng trẻ “làm thực đơn mỗi ngày”- dán hình ảnh món ăn lên thực đơn và ráp chữ tên món ăn theo mẫu.

c/ Lồng ghép giới thiệu tên món ăn từ rau quả củ- thịt- cá khi dạy các đề tài có liên quan.

d/ Cho trẻ ghi tên (sao chép từ mẫu chữ) các món ăn khi tổ chức trò chơi bán hàng ăn, khi HĐ “bé tập làm nội trợ”

- Cần lưu ý 3 bước dạy trẻ gọi và nhớ tên đồ vật nói chung:

  1. Chỉ vào món ăn, nói với trẻ “Đây là cá hấp”, cho trẻ ăn thử
  2. Lần khác, đưa ra vài món ăn, hỏi trẻ: “Đâu là món cá hấp?”
  3. Cuối cùng, chỉ ra món cá hấp hỏi trẻ: “Đây là món gì?”

 

  1. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm

- Đọc báo cho lớp nghe về những rủi ro với trẻ em (hạn chế cho xem hình gây ám ảnh) - giải thích cho trẻ hiểu cụ thể

- Trò chuyện về “những tai nạn” mà bé từng biết, từng bị…

- Đặt câu hỏi để trẻ suy gẫm “Tại sao bị nạn?”, “Cái gì làm bé đau, bé chảy máu?”…

- Minh họa bằng vật gây nguy hiểm, tranh ảnh, phim…

- Tham quan quanh trường, phòng lớp và chỉ ra những vật, nơi có thể gây nguy hiểm, cách tránh nguy hiểm.

- Liên hệ thực tế: những nơi nguy hiểm ngoài phố, ở khu vực quanh nhà, trong nhà.

- Tư vấn phụ huynh hoặc triển lãm ảnh để tuyên truyền bảo vệ tính mạng trẻ em.

- Chơi đóng kịch có tình huống “kêu cứu”, “khẩn cấp”.

   (Thực hiện nhiều lần trong năm học để trẻ “ngấm” những cách báo động, kêu cứu khác nhau).

 

II. Lĩnh vực tình cảm - quan hệ XH

  1. 1.           Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân

- Bạn cần đọc về đặc điểm tâm lý trẻ trai khác trẻ gái để có cơ sở chọn nội dung GD hành vi giới tính một cách khoa học hơn.

- Bạn theo dõi hành vi của giới tính đặc trưng có ở trẻ hay không, để:

+ Dễ chấp nhận dù bạn chưa thích

+ Kịp uốn nắn nếu không đặc trưng giới tính của trẻ.

 

a)     Đặc trưng của trẻ trai:

- Chiếm nhiều không gian chơi hơn trẻ gái

- Chơi nhiều trò chơi mạnh bạo, liều lĩnh, “hung hăng” hơn

- Xây dựng công trình cao hơn

- Trẻ mới xin vào nhóm chơi: phải chứng tỏ mình nhiều hơn để được nhóm chấp nhận

- Thích va chạm cơ thể, hành động chân tay nhiều hơn

- Ưu tiên thích đồ vật

- Chỉ mất 30 giây để rời mẹ - vào lớp

- Thích chơi trò chiến tranh, đánh nhau, thể hiện sức mạnh

- Thích chơi trò chơi ngôn ngữ

- Thích “kết nạp” thành viên là con trai.

- Thể hiện cảm xúc bằng hành động.

- Ít nhạy cảm đối với các tình huống XH và lập quan hệ XH, ít cảm thông hơn.

 

b)    Đặc trưng của trẻ gái:

- Ít chiếm không gian chơi hơn trẻ trai.

- Thích chơi với nhóm bạn.

- Chơi xây dựng: công trình thấp hơn.

- Chấp nhận thành viên mới: dễ hơn, nhiệt tình hơn

- Nghe kể chuyện: quan tâm đến cảm xúc, mối quan hệ XH, cảm thông nạn nhân

- Chỉ mất 90 giây để rời mẹ - vào lớp

- Ít gặp vấn đề trong ngôn ngữ hơn, nhạy với âm thanh

- Thích “kết nạp” thành viên là con gái.

- Thể hiện cảm xúc thông qua lời nói.

- Nhạy cảm với tình huống XH, quan hệ XH.

 

  1. 2.           Quan sát để GD hành vi, tư thế:

- Tư vấn phụ huynh chọn trang phục phù hợp giới tính cho con

- Nhắc nhở trẻ ngồi đúng cách khi mặc váy

- Yêu cầu bạn trai giúp bạn gái trong những việc nặng hơn

- Khuyến khích: cắt tóc ngắn nếu là trai, chọn quần áo, giày... nữ tính nếu là gái

 

  1. 3.           Cố gắng thực hiện công việc đến cùng

- Cùng trẻ lập bản kế hoạch công việc mỗi ngày hoặc mỗi buổi.

- Nói với trẻ hàng ngày:”Xong việc này chúng ta mới nghỉ ngơi nhé” hoặc “xong việc này mới làm việc kia”.

- Cùng trẻ đánh dấu “đã làm xong” trên bản kế hoạch & cuối ngày cùng trẻ kiểm tra đã làm xong hết việc chưa

- Giúp đở khi trẻ đã cố gắng nhưng không thể hoàn thành công việc, khen những kết quả công việc trẻ vừa hoàn thành.

 

  1. 4.           Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác

- Lấy một mảnh giấy lớn và một cây bút; ngồi xuống viết ra những từ ngữ chỉ cảm xúc mà trẻ có thể nghĩ tới. Giới thiệu hình ảnh khuôn mặt thể hiện dạng cảm xúc tương ứng và giải thích tình huống dẫn tới cảm xúc đó.

- Giúp trẻ hiểu dạng cảm xúc bằng cách diễn tả bằng âm thanh kèm theo hình ảnh khuôn mặt (mặt buồn- tiếng thở dài, mặt ngạc nhiên- tiếng kêu lên “Ồ”,...)

- Đọc truyện tranh, yêu cầu trẻ nói lên cảm xúc của nhân vật trong tình huống. Sử dụng tranh của truyện để làm rõ: trẻ quan sát nét mặt nhân vật, dùng lời nhận xét, trẻ đóng giả nét mặt ấy...

- Tạo hình khuôn mặt bằng giấy và bút vẽ tương ứng vài dạng cảm xúc.

- Xem kịch/phim; chơi đóng kịch.

 

  1. 5.           Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.

- Cho xem hình ảnh khuôn mặt biểu lộ nhiều dạng cảm xúc tích cực và tiêu cực: trên giờ học hoặc treo ở các góc chơi trong nhiều ngày.

- Hỏi trẻ: “thích / không thích khuôn mặt nào?”, “tại sao?”

- Chơi đóng kịch có nhân vật biết kìm nén cảm xúc tiêu cực, không bộc ra

- Nhắc nhở trẻ hàng ngày về việc “nên kìm chế những cảm xúc tiêu cực” khi có tình huống thực tế xảy ra.

 

  1. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè

- Mời 2- 3 trẻ gia nhập nhóm chơi, tự thỏa thuận chơi gì, chơi như thế nào và tự giải quyết mâu thuẫn

- Theo sát các nhóm chơi để chỉ ra cho trẻ thấy: thường phải chịu thử thách “trái ý nhau”, “khó lắng nghe nhau”, “khó thuyết phục”, “cần chia sẻ ý tưởng rõ ràng”...

- Nhân ngày lễ hội, cho trẻ làm thiệp chúc mừng và gửi cho ban trong lớp; nói với trẻ: “Sao cho ai cũng nhận được một thiệp”.

- Nói với trẻ: “Đó là cách để chúng ta quan tâm nhau và cho nhau niềm vui”, “sự thân thiện luôn đem tới những niềm vui”.

- Giao nhiều nhiệm vụ HĐ nhóm (4- 5 trẻ/nhóm), quan sát quá trình HĐ của nhóm trẻ, khen ngợi khi trẻ thân thiện.

 

 


Các bài khác

Hỗ trợ trực tuyến
hỗ trợ
(0972 563 913)
Cô Huyền
hỗ trợ
(0988 32 89 57)
Cô Hoan
Liên kết

google

zing

Tin tức